1. Tổng quan về Giám định tài sản

 “Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.

Giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định, VAAE có đầy đủ điều kiện được đăng ký kinh doanh ngành nghề này.

Quý khách hàng có thể tìm hiểu thêm quy định về “Giám định tài sản” ở Luật Thương mại năm 2005.

  1. Tại sao cần tiến hành giám định tài sản?

Dịch vụ giám định nhằm phục vụ lợi ích của các thương nhân, các tổ chức cá nhân thương mại đặc biệt khi tiến hành mua bán tài sản.

- Đối với bên bán: Sử dụng kết quả giám định của bên thứ ba trung lập, khách quan để làm bằng chứng chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình; giảm được tổn phí về thời gian, chi phí đi lại...

- Đối với bên mua: thông qua tổ chức giám định, người mua có cơ sở yên tâm nhận được đầy đủ và đúng (số/khối lượng, chủng loại, nguồn gốc, chất lượng…) hàng hóa mình cần mua, không phải tự mình kiểm tra. Đặc biệt khi có sai hỏng, tổn thất xẩy ra thì chứng thư giám định là chứng cứ khách quan đòi bồi thường.

- Người vận chuyển: có chỗ dựa tin cậy xác nhận họ đã thực hiện công việc của mình đúng với yêu cầu kĩ thuật vận tải; sử dụng kết quả giám định khối lượng, thể tích làm cơ sở để tính cước phí vận chuyển.

- Đối với người bảo quản hàng hóa: tổ chức giám định chứng minh họ đã sử dụng kho bãi bảo quản đúng yêu cầu kĩ thuật như hun trùng, sắp xếp, đảo kho…, phù hợp với chủng loại hàng; đã giám sát, xác nhận đúng số/khối lượng, chất lượng hàng hóa trong quá trình giao nhận, xuất nhập kho.

- Các công ty bảo hiểm: có một tổ chức độc lập, vô tư xác định mức độ, nguyên nhân hư hỏng, mất mát, tổn thất, phân bổ tổn thất hàng hóa hoặc phương tiện vận tải để làm cơ sở cho việc bồi thường và khiếu nại bên thứ ba có liên quan.

-  Các tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng có liên quan: có cơ sở chuyển tiền đến đúng người bán hàng khi người bán hàng thực hiện đủ các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Bên cạnh đó giám định còn giúp các tổ chức này xác định đúng giá trị tài sản cầm cố khi cho vay tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

Giám định phục vụ mục đích quản lý Nhà nước

Song song với vai trò to lớn của dịch vụ giám định trong hoạt động thương mại, kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, dịch vụ giám định còn góp phần phục vụ đắc lực cho công tác quản lí của nhà nước, cụ thể là:

+ Cơ quan hải quan có một tổ chức chuyên nghiệp giúp xác định chính xác số/khối lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả… hàng hóa để làm thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, để xác định đúng, đủ thuế, chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại.

+ Hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước quản lí chất lượng hàng hóa nhằm tránh nhập về hàng hoá kém phẩm chất, phế thải cấm… ngăn ngừa thiệt hại cho doanh nghiệp, cho nguời tiêu dùng trong nước, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường; ....

+ Giúp các cơ quan quản lí, các xí nghiệp sản xuất… làm tốt công tác môi trường: hoạt động giám định giúp các doanh nghiệp, các cơ quan đánh giá, xác định những tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng các công trình cũng như trong quá trình sản xuất thông qua việc giám định mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất

Giám định phục vụ khiếu nại

Người khai hải quan nếu không thống nhất với kết quả kiểm tra, phân tích, giám định của cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì được lựa chọn một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành khác giám định lại và phải trả phí giám định. Kết quả giám định lại là cơ sở để cơ quan hải quan làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Dịch vụ

Tin tức nổi bật

Khai mạc Giải bóng đá thường niên Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính

Khai mạc Giải bóng đá thường niên Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính

Chiều 14/10, Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính tổ chức giải bóng đá thường niên lần thứ 29 năm 2022. Giải bóng đá năm nay thu hút sự tham dự của hơn 300 vận động viên thuộc 16 đội bóng, cổ động viên đến từ 36 đoàn thanh niên cơ sở trực thuộc Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính. Giải đấu sẽ diễn ra từ ngày 14/10/2022-26/10/2022

0972.803.027